Nhỏ bé, giỏi lẩn trốn và sống ở khắp nơi trong cơ thể, đó chính là những đặc điểm có thể nói về ký sinh trùng. Những loài sống trên hoặc trong da như ve, bọ chét hay ghẻ được gọi là ngoại ký sinh. Còn nội ký sinh là tên gọi để chỉ các loài như giun tim, giun tròn, giun móc hay sán cư trú trong các cơ quan nội tạng: ruột, gan, tim.... Những vị khách không mời sống bằng việc lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống của thú cưng. Vì vậy nhận biết và bảo vệ thú cưng khỏi ký sinh trùng là điều rất quan trọng, để cún cưng luôn sống vui, khỏe và an toàn trong ngôi nhà thân yêu. 

Giun đũa – tuổi nào cũng cần phòng trừ

Giun đũa là loại giun ký sinh phổ biến nhất trên chó mèo. Trong vòng đời của mình, giun đũa di hành qua rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, như mạch máu, tim gan hay phổi và cuối cùng cư trú ở ruột non. Giun đũa gây nguy hại cho thú cưng khi gây tiêu chảy, tổn thương ruột, có thể tắc ruột và hoại tử các cơ quan chúng đi qua. Giun đũa còn có thể lây nhiễm qua con non thông qua sữa mẹ, khiến con non gầy gò, ốm yếu, tiêu chảy, chướng bụng, thậm chí ói ra giun. Với mức độ phổ biến và tác hại nguy hiểm như vậy, cần luôn nhớ phòng trừ giun đũa định kì cho thú cưng mọi lứa tuổi.

Giun đũa